Tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là đàn gia súc ở huyện đang có diễn biến phức tạp. Dịch bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại một số hộ chăn nuôi. Trước tình hình đó, công tác phòng, chống dịch đang được các ngành chức năng của huyện triển khai quyết liệt.
Mời quý khách tham khảo: Các gói đk 4g mạng vinaphone
Tính đến ngày 25/5/2021, trên địa bàn huyện, lũy kế mắc bệnh, nghi mắc 56 con gia súc; trong đó xã Lục Hồn 47 con, xã Đồng Tâm 2 con, xã Vô Ngại 1 con, xã Húc Động 5 con, xã Đồng Văn 1 con. Huyện đã xử lý tiêu hủy 1 con, điều trị tích cực 55 con.
Ông Hoàng Văn Long (thôn Lục Nà, xã Lục Hồn) cho biết: Ngay khi phát hiện bò mắc bệnh viêm da nổi cục, gia đình đã thông báo với thú y viên xã để lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời, thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại, xịt phun khử trùng và cách ly bò bị bệnh, nhằm hạn chế tối đa khả năng mầm bệnh còn trong môi trường xung quanh. Để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, gia đình tiếp tục thực hiện đúng theo các bước khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Ngay sau khi nhận được thông tin, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện phối hợp với các xã khoanh vùng, xử lý ổ bệnh, kiểm tra, rà soát toàn bộ đàn gia súc tại những thôn, xã lân cận, tránh tình trạng dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Xem thêm: Các gói cước 4g theo tháng của vinaphone
Ông Đinh Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện, cho biết: Ngay khi nhận được thông tin dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Trung tâm đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để gửi đi xét nghiệm và thực hiện các bước phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Đến nay, Trung tâm đã sử dụng thuốc sát trùng và phun khử khuẩn cho các hộ chăn nuôi tại các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, Trung tâm tuyên truyền người dân thực hiện tốt “5 không” trong phòng, chống dịch (không giấu dịch; không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; không vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bị bệnh; không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc; không vứt xác gia súc, gia cầm ốm, chết ra ngoài môi trường xung quanh).
Trung tâm khuyến cáo các hộ dân có vật nuôi nhiễm bệnh cần tuân thủ nghiêm quy trình phun khử trùng khu vực ra, vào chuồng trại, không tự ý chữa trị cho đàn gia súc. Tại các hộ chưa có gia súc nhiễm bệnh cần giữ gìn vệ sinh môi trường, chuẩn bị đầy đủ thức ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi; tăng cường giám sát và thông báo kịp thời khi phát hiện vật nuôi của gia đình có biểu hiện nghi nhiễm bệnh. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất lúc này chính là việc người dân phải chủ động vệ sinh chuồng trại và có các biện pháp phòng dịch khi cần thiết.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên gia súc, Phòng NN&PTNT huyện đã triển khai những biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật đến các xã, thôn, bản và từng hộ dân. Mặc dù đã bước đầu khống chế được ổ bệnh, nhưng để khống chế hoàn toàn, huyện tiếp tục tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi; hướng dẫn người dân chăn nuôi theo các mô hình hiệu quả, phù hợp để ngăn ngừa dịch bệnh và đảm bảo an toàn chăn nuôi theo hướng lâu dài.
Xem thêm: gói cước 4g vinaphone trong ngày
Đến thời điểm này, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện đã giao vắc xin phòng chống bệnh gia súc cho các xã, thị trấn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, với diễn biến của dịch bệnh như hiện nay, thời gian tới, chính quyền cơ sở và người chăn nuôi cần tiếp tục chủ động theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh và kịp thời thông tin đến cơ quan chuyên môn nếu phát hiện triệu chứng bất thường trên đàn vật nuôi.